Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
    Tin Việt Nam
EU đồng hành với sự phát triển bền vững của Việt Nam
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tâm lý - Xã hội
Bình dị gốm cổ Nam bộ
Gốm Nam bộ, như giới sưu tầm cổ vật hiện nay định danh, là loại gốm sản xuất ở khu vực Xóm Lò Gốm Sài Gòn xưa (trong đó có khu lò Cây Mai nổi tiếng) cùng các lò gốm ở Biên Hòa (Đồng Nai) và Lái Thiêu (Bình Dương), niên đại khoảng từ thế kỷ XVIII và phát triển nhất từ giữa thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX. Gốm Nam bộ phát triển mạnh mẽ, trở thành hàng hóa cung cấp cho một thị trường rộng lớn ở cả Đông và Tây Nam bộ, thậm chí còn lên đến tận Tây Nguyên và theo chân những nhà buôn ra đất Bắc.

 



 

Gốm Nam bộ bình dị và phổ biến, phục vụ nhu cầu của từ dân thường đến nhà giàu có vì chủ yếu là đồ gia dụng, đồ thờ cúng trong đình chùa, gốm trang trí kiến trúc...

 

Trang trí hoa văn giản dị, gần gũi với cuộc sống, mang tính mỹ thuật cao nhưng sản phẩm không phải là đồ "mỹ nghệ” chỉ để trưng bày mà vẫn được sử dụng trong sinh hoạt hằng ngày.

 

Gốm Nam bộ còn thể hiện sự giao lưu, tiếp nhận rất nhanh kỹ thuật sản xuất, mẫu mã mới, với những chức năng mới, thích nghi với lối sống mới.

 

Con đường gốm cổ

 

Hiện nay, giới sưu tầm thường tìm kiếm cổ vật gốm Nam bộ có xuất xứ từ ba trung tâm sản xuất. Thứ nhất là Xóm Lò Gốm Sài Gòn xưa. Trên bản đồ Phủ Gia Định do Trần Văn Học vẽ năm 1815 có ghi địa danh "Xóm Lò Gốm" - một trong những làng nghề nổi tiếng của Sài Gòn xưa, gồm các làng Phú Giáo - Gò cây Mai, Phú Định - Phú Lâm, Hòa Lục... mà ngày nay thuộc Q.11, Q.6 và Q.8.

 

Khu vực này bây giờ vẫn còn kênh - rạch Lò Gốm và những địa danh liên quan đến nghề làm gốm như đường Lò Siêu, đường Xóm Đất, cầu Lò Chén... Tên Lò Gốm đã được ghi trong sách Gia Định thành thông chí (1820): "Từ năm 1772, con kênh Ruột Ngựa được đào để nối liền từ Sa Giang ra phía Bắc đến Lò Gốm".

 

Như vậy, khu lò gốm chắc chắn đã khởi lập trước năm này. Dấu tích Xóm Lò Gốm còn lại là khu vực Gò Cây Mai (Q.11) và di tích lò gốm cổ Hưng Lợi (P.16, Q.8).

 

Năm 1998, cuộc khai quật lò Hưng Lợi cho biết sản phẩm ở đây là đồ gia dụng: lu chứa nước (nên còn có tên là Lò Lu), các loại hũ men nâu, men vàng, nhiều kiểu chậu, vịm, chậu bông kích thước khác nhau.

 

Khoảng từ giữa thế kỷ XIX, khu lò sản xuất những sản phẩm in tên "Hưng Lợi diêu" (lò Hưng Lợi) gồm các loại đồ "bỏ bạch" (bên ngoài không tráng men) như: nồi có nắp và tay cầm (nồi lẩu), siêu nấu nước...

 

Bên trong nồi và siêu có tráng men nâu chống thấm. Chậu bông bằng sành hình tròn hoặc hình lục giác, men nhiều màu, trang trí ô hoa văn "bát tiên", "tùng lộc", "mai điểu"...

 

Sản phẩm của lò Hưng Lợi được nặn bằng tay, in khuôn, kết hợp bàn xoay. Hoa văn in khuôn, đắp nổi, chạm khắc, sau đó phủ hoặc tô men nhiều màu, thường là màu xanh đồng hay xanh lam, nâu hay đỏ.

 

Thứ hai là khu lò gốm Cây Mai nằm ở sau chùa Cây Mai (Q.11). Sản phẩm của khu lò này gồm đồ gốm thông dụng có kích cỡ lớn, sản phẩm trang trí mỹ thuật, tượng đất nung và đồ sành men màu.

 

Loại sản phẩm độc đáo và đặc trưng của gốm Cây Mai sản xuất vào cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX là gốm men nhiều màu như trắng, xanh lam, xanh lục, nâu, vàng..., gồm nhiều kiểu tô, chén, dĩa, muỗng, bình, cốc, đôn, chậu kiểng, lư hương, bát nhang, tượng thờ; gốm trang trí kiến trúc như long (rồng), voi, ngựa và các quần thể tiểu tượng.

 

Trên nhiều sản phẩm gốm Sài Gòn còn ghi năm sản xuất và tên điếm (tiệm), diêu (lò), cho biết sản phẩm đặc trưng của từng lò gốm, hoặc hàng "độc quyền" của một tiệm bán đồ gốm, đôi khi còn cho biết chủ nhận đặt hàng để cúng, biếu tặng cho ai... Hiện nay gốm Cây Mai còn được lưu giữ khá nhiều trong dân gian, tại các đình, miếu, hội quán ở miền Nam.

 

Cuối cùng là gốm Biên Hòa. Trường Mỹ nghệ Biên Hòa thành lập vào năm 1903 đã tập hợp được nhiều nghệ nhân làm gốm. Dần dần gốm Biên Hòa trở nên nổi tiếng.

 

Gốm Biên Hòa thiên về trang trí hoa văn dày đặc bao quanh sản phẩm bằng phương pháp vẽ nét chìm hoặc lấy nét chìm kết hợp với trổ thủng để tạo hoa văn, sau đó tô men. Hoa văn đặc sắc là hình rồng hay "cúc hóa long", hoa mai...

 

Trong đó, loại chóe men đen hoặc men nâu hoa văn khắc chìm sản xuất ở Biên Hòa còn cung cấp cho nhiều khu vực ở Tây Nguyên. Lu gốm Biên Hòa vẫn được sản xuất cho đến ngày nay.

 


 

Bình dân nhưng giá trị

 

Một nguồn khác là gốm Lái Thiêu, ra đời vào khoảng giữa thế kỷ XIX. Gốm Lái Thiêu có dòng theo nguồn gốc của các chủ lò gốm như dòng Quảng Đông thiên về men nhiều màu, chuyên sản xuất tượng trang trí, các loại chậu bông, đôn voi; dòng Triều Châu chuyên men xanh trắng, sản xuất đồ gốm gia dụng như chén, đĩa, tô, bình trà, bình rượu; dòng Phúc Kiến sử dụng men màu đen, men da lươn, sản xuất chóe, lu, vại, hũ, vịm.

 

Gốm men nhiều màu Lái Thiêu với nguồn nguyên liệu địa phương kết hợp với kỹ thuật truyền thống của người Hoa và cả người Việt đã tạo nên một dòng gốm men nhiều màu rất bình dị, dân dã mà cũng rất thanh thoát, độc đáo.

 

Hoa văn trang trí trên gốm Lái Thiêu có nhiều dạng, thường theo xu hướng đồ án hóa, đường nét to, thô nhưng không vì thế mà kém trau chuốt, sinh động.

 

Nội dung tranh vẽ lấy hoa lá làm thể chính, chiếm số lượng nhiều nhất là đồ án hoa mẫu đơn được bố cục chặt chẽ: Mẫu Đơn với chữ Thọ; Mẫu Đơn Kê (hoa mẫu đơn với gà trống); Mẫu Đơn Điểu (hoa mẫu đơn với chim).

 

Ngoài ra còn có các đồ án: Tùng Hạc, Hoa Lan, Hồng Điệp (hoa hồng với bươm bướm), Lý Ngư (cá chép), và vẽ Sơn Thủy phong cảnh hữu tình... Đặc biệt, đồ án tranh "cát tường" với hình ảnh con gà trống trên tô, đĩa... đã trở thành "thương hiệu" của gốm men màu Lái Thiêu.

 

Thị trường của gốm Nam bộ là cả miền Đông và Tây Nam bộ, thậm chí cả một phần Tây Nguyên và Campuchia. Trong nửa đầu thế kỷ XX, khi thương nghiệp Nam - Bắc phát triển mạnh, gốm Nam bộ còn theo chân thương nhân ra miền Bắc, miền Trung, có mặt trong nhiều nhà giàu có và một số đình, chùa...

 

Nếu không xuất phát từ đặc điểm lịch sử - xã hội và đặc trưng văn hóa Nam bộ để nghiên cứu thì dễ có quan niệm gốm Nam bộ không có giá trị đặc biệt vì niên đại muộn và tính mỹ thuật không cao do quá... bình dân.

 

Điều đáng mừng là gốm cổ Nam bộ hiện nay còn được lưu giữ khá nhiều trong dân gian, tại các bảo tàng cũng như trong các bộ sưu tập của tư nhân. Nhiều cuộc gặp gỡ, trao đổi cổ vật đã được tổ chức, qua đó nâng cao sự hiểu biết và ý thức bảo tồn cổ vật gốm Nam bộ nói riêng và giá trị của di sản văn hóa nói chung.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Nam công nhân đào được cục vàng nguyên khối trị giá hơn 10 tỷ đồng (03-05-2024)
    Tại sao nhiều người cho rằng không nên ghép 2 nải chuối để thắp hương? (23-04-2024)
    MC Thảo Vân gặp tai nạn giao thông trong lúc cầm lái xe ô tô (19-04-2024)
    Mang 4kg vàng ra ngân hàng bán, người phụ nữ bất ngờ bị cảnh sát điều tra: Chân tướng vụ án trộm cắp 3 năm trước được vạch trần (12-04-2024)
    Xin tinh trùng để làm mẹ đơn thân (12-04-2024)
    Người nước ngoài rời khỏi hiện trường sau khi tông chết người (04-04-2024)
    Đàn bà sướng hay khổ chỉ cần nhìn 4 điểm này, không phải nhan sắc (31-03-2024)
    Bạn gái cũ của Elon Musk có tình mới (24-03-2024)
    Nhan sắc vạn người mê của cô gái có tướng 'vượng phu' đang nổi rần rần trên mạng xã hội (23-03-2024)
    Người phụ nữ bị bắt vì đổ xăng miễn phí suốt 6 tháng (17-03-2024)
    Bí mật trong tủ quần áo của người đàn bà tố chồng theo nhân tình: Phát hiện kinh hoàng (15-03-2024)
    Đẩy cửa nhà tắm, tôi lặng người khi thấy thân thể không trọn vẹn của vợ và giờ đã hiểu lý do cô ấy luôn thiếu tự tin đến thế (14-03-2024)
    Chấp nhận đi nhặt rác và ăn đồ thừa để dành tiền cho con đi du học, cụ ông tan nát cõi lòng với câu nói của cô con gái (09-03-2024)
    Cụ ông 80 tuổi vẫn lang thang đi nhặt rác, số tài sản 'khủng' trong tay khiến ai cũng giật mình (08-03-2024)
    Vợ mang bó hoa 8/3 về, chồng ghen tuông rồi xấu hổ khi biết nguồn gốc (07-03-2024)
    Những thứ không nên nhặt ngoài đường mang về nhà kẻo vận xui đeo bám, mang họa vào thân (06-03-2024)
    4 mẹo làm sạch mùi hôi và nhớt của khăn mặt khi dùng lâu (04-03-2024)
    Anh trai tôi cầu hôn bạn gái giữa đám đông nhưng không ngờ lại nhận về 2 cái tát (27-02-2024)
    Hùng hổ gọi anh trai về cùng để bắt quả tang chị dâu làm chuyện khuất tất, nhưng khi cánh cửa mở ra, người xấu hổ lại là tôi (26-02-2024)
    Đến nhà tôi ra mắt bố mẹ, bạn trai chỉ nói vài câu mà bố tôi sa sầm mặt, ép tôi chia tay (25-02-2024)

Các bài viết cũ:
    Ngắm tranh của họa sĩ tự học (25-09-2013)
    Hà Nội qua ký họa của Etcetera Nguyễn (17-09-2013)
    Chiêm ngưỡng cổ vật Phật giáo tại Đà Nẵng (06-09-2013)
    Càphê vợt, hương thơm ký ức (02-09-2013)
    Chủ quyền nhìn từ lịch sử (26-08-2013)
    Những bí mật chưa tiết lộ về bùa ngải: Trong thế giới thầy bùa (20-07-2013)
    Siêu bão giật cấp 17 hoành hành trên Biển Đông (10-07-2013)
    Xe tải cháy ngùn ngụt trên cao tốc Bắc Thăng Long – Nội Bài (02-07-2013)
    Người tiêu dùng chịu thiệt (14-06-2013)
    Nghìn người cản đường cảnh sát trong vụ bắt giữ 2 'cẩu tặc' (10-06-2013)
    Michael Sestak đối mặt với án 20 năm tù giam (05-06-2013)
    Thế giới ngầm của chủ vũ trường cho vay nặng lãi (04-06-2013)
    Nhiều vụ buôn lậu qua đường hàng không bị triệt phá (03-06-2013)
    Hà Nội: Thêm một tuyến ống cấp nước sông Đà (28-05-2013)
    Cận cảnh máy bay không người lái Việt Nam cất cánh làm nhiệm vụ (25-05-2013)
    Dừa tẩy trắng độc hại (25-05-2013)
    Bắt kẻ cầm đầu nhóm côn đồ hành hung dân Tiên Lãng (25-05-2013)
    Dự án bauxite hiệu quả vì hưởng thuế... 0% (21-05-2013)
    Khách du lịch Trung Quốc cần lịch sự hơn (19-05-2013)
    Titan lậu tàn phá môi sinh (14-05-2013)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152898128.